Giải trình Tụ quang

Các tia khúc xạ bởi một bề mặt không phẳng hình thành tụ quang nơi mà nhiều trong số chúng giao nhau.

Sự tập trung của ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, có khả năng đốt cháy các vật. Trên thực tế, từ caustic xuất phát từ tiếng Hy Lạp καυστός, "bị cháy", và qua tiếng Latin causticus, "đang cháy". Một trường hợp phổ biến mà tụ quang có thể được trông thấy là khi ánh sáng chiếu vào ly nước thủy tinh. Thủy tinh tạo ra trên bề mặt một cái bóng, nhưng cũng tạo ra một vùng cong ánh sáng. Trong trường hợp lý tưởng (bao gồm chùm các tia song song hoàn hảo, như thể tới từ một nguồn điểm ở xa vô cực), một mảng ánh sáng hình nephroid có thể được tạo ra.[3][4] Tụ quang gợn sóng thường được hình thành khi ánh sáng chiếu qua các sóng trên mặt nước.

Một loại tụ quang thường gặp khác là cầu vồng.[5][6] Sự tán xạ ánh sáng bởi những hạt mưa làm cho các bước sóng ánh sáng khác nhau bị khúc xạ thành nhiều vòng cung có bán kính khác nhau, tạo thành hình cung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tụ quang http://www.theeshadow.com/h/caustic/ http://vietcad.com/tin-tuc-su-kien/tu-quang-co-o-k... http://mathworld.wolfram.com/CircleCatacaustic.htm... //doi.org/10.1119%2F1.2344572 http://www.dualheights.se/caustics/caustics-water-... http://atoptics.co.uk/fz552.htm http://atoptics.co.uk/fz564.htm https://developer.nvidia.com/gpugems/GPUGems/gpuge... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1996PhTea..34..5... https://archive.org/details/principlesofopti0006bo...